Kinh nghiệm chăm CHIM CHÀO MÀO chơi giàn!

Mã tin: 660702 - Lượt xem: 123.157 - Trả lời: 70 - Số trang: 8 - Đang xem: Trang 6
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 660702 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. Tungbili
    Thành viên chính thức Tham gia: 30/10/2012 Bài viết: 575 Điện thoại: 0912809080
    Thân gửi anh em Nghệ nhân chơi chim chào mào ở Nghệ An.
    Sau một thời gian nuôi và chơi Chim Chào mào, mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi chào mào chơi giàn mà bản thân lượm lặt được và hiện nay đang áp dụng. (Thực tế cũng rất khó đối với những người đi làm giờ hành chính, hoặc hay đi công tác xa, thôi thì áp dụng được cái nào ta áp dùng; cố gắng điều chỉnh cho phù hợp thôi)


    KINH NGHIỆM CHĂM CHIM CHÀO MÀO CHƠI GIÀN!
    (Tất nhiên cũng phải chọn những con chim có tốt chất, mau mỏ, nước chơi đẹp).


    Buổi sáng: 6h: 30’: Cho chim dậy; Chuẩn bị thức ăn: cám lúc nào cũng phải có; 2cm chuối ngự; nếu có 2 con sâu lột, hoặc 3 con cào cào non nữa thì càng tốt).
    6h30 – 8h00: Tập lực cho chim, bỏ vào lồng phóng hoặc lồng chạy (Nếu chim yếu thì không nên cho tập lực) Kích thước đối với lồng ngang: Cao x Rộng x Dài (80cm x 60cm x 2m), Đối với lồng Phóng (1,5m x 60cm). Hoặc có thể hơn.
    8h00 – 9h30: Chuyển qua lồng nuôi rồi phơi nắng, (khi phơi nắng, hoặc tắm thì hạn chế hoặc tuyệt đối không cho chim thấy mặt nhau).
    9h300 – 12h 00: Chuyển chim vào chỗ thoáng mát, tránh người qua lại, chó, mèo, chuột...
    Buổi trưa::
    12h00 – 12h30: Cho chim tắm
    12h30 – 13h30: Phơi nắng cho chim, bổ sung thêm hoa quả, sâu lột, hoặc cào cào như trên.

    Buổi chiều:

    13h30: Cho chim vào chỗ thoáng mát
    16h50:Trùm áo lồng cho chim đi ngủ, (Cho chim ngủ nơi yên tĩnh, và cố định chỗ ngủ cho chim, chú ý tránh thằn lằn,chuột, kiến).
    –Ghi chú: Các điều trên cũng hơi khó đối với người làm giờ hành chính, Mình thì bỏ vào lồng phóng, Lồng lực rồi treo cho tập cả buổi luôn, trưa về thay con khác, nhiều bữa đi làm về rồi đi nhậu luôn quên đưa cả chim vào, hoặc đi công tác thì cả tuần chim không được tắm......

    Lưu ý:

    1.
    Không gian:Tùy theo diện tích nhà ở, vườn để bố trí treo chim cho hợp lý; khoảng cách giữa các con càng xa càng tốt. Ngoài lúc phơi nắng và tắm nước thì tuyệt đối không cho con này nhìn thấy con kia).
    2. Thức ăn:
    Cám (Luôn luôn có); Chuối, táo tàu, cà rốt hấp, cào cào...nên điều đặn, có nguyên tắc, có thực đơn.
    3. Tập lực cho chim: Tập lực từ 1 tiếng – 1 tiếng 30phút, đều dặn hàng ngày.
    4. Đưa đi dượt:
    Không nến xách chim cho đi dãi dượt quá nhiều, một tuần một vài lần là được, chim dượt ngày hôm này thì ngày hôm sau nên cho nghỉ ít nhất một ngày, (Có trường hợp T7 Chim chơi rất hay, nhưng CN chim bỏ đấu = Alo hỏi mình tại sao??? - Sức đâu mà chơi nữa!!!) và nên bổ sung thêm hoa quả như: cam, táo tàu, cào cào sau khi đi dượt, đi thi về, và cũng không nên cho tắm ngay sau khi đi dượt về (Chim đang xung cữ để nó xung, chiều cho tắm, rồi cho đi ngủ luôn).
    5. Chim căng:
    Không nên có khái niệm chim căng, nên chăm chim khỏe, chim sẽ chơi sung và bền (Tuy nhiên phải chọn con chim có tố chất).
    6. Kích chim:
    Không nên dùng mọi phương pháp kích chim như cho ăn cám kích, ăn nhiều sâu, cào cào, mật ong, và các chất kích thích khác....trùm áo lồng suốt ngày, như thế chim đấu không bền, nhanh hỏng chim.
    7. Treo chim:
    Tuy vào thời tiết, trời không quá lạnh thì không nên trùm áo lồng vào ban ngày, nếu trùm thì nên để chữ A. Trường hợp trùm áo lồng thì phải đảm bảo chim nhìn thấy thức ăn, nước uống...
    8. Các vấn đề chung: Ngoài các vấn đề trên thì tùy thuộc vào tính cách, thể lực, đặc tính của từng con chim tại từng thời điểm để chúng ta có những điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ: Chim yếu thì tránh tập lực, không cho ăn quá nhiều chất đạm, (Về cơ bản thì chào mào là loại ăn hoa quả,.. Côn trùng cũng có ăn nhưng rất ít) thay lông nhanh thì vào lửa chậm...

    Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân lượm lặt và đúc rút trong qua trình chơi chim; nếu có ai có hoặc cần thêm thông tin gì thì có thể gặp gỡ giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho nhau!

    Thân!
    TUNGBILI



    Chỉnh sửa cuối: 14/12/2013
    #1
  2. Tungbili
    Thành viên chính thức Tham gia: 30/10/2012 Bài viết: 575 Điện thoại: 0912809080
    Có cu em trong Huế mới gửi cho con Mào, bung ra thấy cũng lăng xăng phết!
    #51
    0988581053TToan thích điều này.
  3. Tungbili
    Thành viên chính thức Tham gia: 30/10/2012 Bài viết: 575 Điện thoại: 0912809080
    Ai nói với chú là Bướm chỉ có 1 con???
    #52
  4. 0988581053
    Thành viên chính thức Tham gia: 12/11/2013 Bài viết: 495 Điện thoại: 0988581053
    cái gì đây, trong nhà toàn hàng khủng lại xách thêm chú này về, tổng giờ anh T có mấy chào mào
    #53
  5. tienhung787
    Thành viên chính thức Tham gia: 22/03/2012 Bài viết: 483 Điện thoại: 0949861698
    Anh tùng cho em hỏi: con mào của em đang thay lông mà nỏ rớt nữa, những cái rớt rồi đã thay xong, giừ thỉnh thoảng hắn mớt rớt một lông, em phải mần răng để cho hắn đổ hết. Với lại trời lạnh ni em hay cho uống mật ong thì có răng không?
    #54
  6. Tungbili
    Thành viên chính thức Tham gia: 30/10/2012 Bài viết: 575 Điện thoại: 0912809080
    Trường hợp này cũng có rất nhiều người gặp phải, chim cữ thay lông từ từ. Chim bạn thay lông thời điểm này không được tốt lắm, vì thời tiết vào đông trời lạnh anh hưởng đến sức khỏe cũng như nết chơi của con chim.
    Vấn đề ở đây là chim của bạn thỉnh thoảng rớt lông là những lông gì, lông cánh, lông đuôi, hay các loại lông vũ nhỏ...? Nếu lông vũ nhỏ thì không vấn đề gì!
    Bạn muốn chim thay lông nhanh, theo kinh nghiệm của mình thì cữ trùm áo lồng lại cho tắm nước, tắm nắng, cám, nước, hoa quả đầy đủ, bổ sung thêm các loại hoa quá có sắc tố đỏ như Carốt, đu đủ, kỳ tử... để tách đỏ chim được đỏ đẹp hơn, .. (Phơi nắng xong, cho tắm nước rồi trùm áo lồng lại, để nơi yên tĩnh). Trong quá trình thay lông chim sẽ rất yếu nên bổ sung thêm cho chim cào cào non và tuyệt đối không cho chim đấu đá, và không nên cho ăn các mồi mang tính nóng như: Sâu, Ớt cay, mật ong.... Như thế chim sẽ rất dẽ bị xoan lông, sâu lông.
    Theo mình thì bạn không nên ép chim thay lông nhanh, "Thay lông nhanh thì lên lửa chậm".

    Thân/TUNGBILI.
    #55
    botTToan thích điều này.
  7. Tungbili
    Thành viên chính thức Tham gia: 30/10/2012 Bài viết: 575 Điện thoại: 0912809080
    #56
  8. tienhung787
    Thành viên chính thức Tham gia: 22/03/2012 Bài viết: 483 Điện thoại: 0949861698
    cảm ơn rất nhiều tấm chân tình của anh.
    #57
    Tungbili thích bài này.
  9. khanhdan
    Thành viên chính thức Tham gia: 01/11/2012 Bài viết: 1.749 Điện thoại: 0915912121
    úp cái lên trên để ae học tập, tiếc cái e đi làm xa nhà, sang đi tối về, nên không áp dụng cách này được
    #58
    Tungbili thích bài này.
  10. Tungbili
    Thành viên chính thức Tham gia: 30/10/2012 Bài viết: 575 Điện thoại: 0912809080
    Chia sẻ với anh em một vài kinh nghiệm lượm lặt được trong quá trình chơi chào mào, với tiêu đê:
    Kỹ thuật kích thích Chào Mào lên lửa

    Chào mào là loại dễ nuôi và hay hót, cám thì làm cũng đơn giản, nếu tự làm thì tốt hơn nhiều là mua ngoài hàng, cám bán bên ngoài thường có lượng kỳ tử, sâu quy, ớt tươi nhiều, điều này làm cho chú chim căng nhanh và mau hót, nhưng ngược lại chim nhanh hạ lửa và chơi không bền, lâu ngày cho đến khi thay lông sẽ làm lông bị xơ không được bóng mượt như cho trời nữa.

    1. Nhu cầu thức ăn
    - Chế độ tắm thì nên 2 – 3 ngày tắm và phơi nắng một lần.
    - Về thức ăn tươi: hoa quả là chủ yếu: bao gồm chuối tây, táo tầu, khế ngọt, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt, dưa hấu, ớt ngọt, dĩ nhiên có gì thì cho nấy nhưng hạn chế cà chua và dưa hấu, 2 loại này dùng trong mùa thay lông sẽ tốt, nếu mùa căng thì 1 tuần ăn 1 lần, còn bình thường cứ cho ăn chuối tây và táo tầu.
    - Về thức ăn bổ sung: sâu , dế, cào cào, thì cào cào là tốt nhất, dế đứng thứ 2 còn sâu là điều không nên, dùng sâu nếu không điều tốt sẽ làm chào mào bị xoăn lông trông rất xấu,
    - Cách làm cám (nếu quan tâm) mình sẽ hướng dẫn công thức làm cám theo thể lực của chim.
    - Về cách thức nuôi: muốn chim khỏe và bước nhảy mau lẹ bạn nên nuôi trong lồng cao cỡ 65 – 70cm đường kính 30 – 35cm, cầu có 2 cấp cầu chính và cầu phụ, 2 cầu này nên để 1 cầu nhỏ và 1 cầu to để chân chim nắm cầu tốt, lồng vệ sinh thường xuyên để tránh bọ mạt …
    2. Kỹ thuật ép chào mào lên lửa- Cách thức lên lửa cho chim thì có nhiều cách, nhưng nếu chim nuôi thuần túy thì không nên ép lửa, vì nếu không biết hạ lửa thì sẽ nguy hiểm, ép lửa chỉ dành cho chim mồi trước khi đi đánh bẫy, hoặc chim đấu đem đi thi, nếu quan tâm đến việc này mình sẽ chỉ giúp bạn cách tăng và hạ lửa để chim chơi bền nhất.
    - Trước tiên một chú chim ép công để đi thi phải là chú chim đã xong lông và đang trong thời kỳ xung mãn, ép công dùng cho chim chưa căng hẳn và ép nhanh để dùng trong một buổi đi thi đó thôi, sau buổi đó phải hạ công ngay để tránh hỏng chim và đưa chim về trạng thái ban đầu, hạ công rất phức tạp nên bạn phải cân nhắc kỹ.
    - Cách ép chào mào lên lửa: có 5 cách ép chào màu lên lửa.
    + Cách thứ nhất (ép chim mái): bạn có thể ép chim mái trước 1 tuần trước khi đi thi, chim mái dùng để ép là chim mái già có nước gọi hay, để kích thích chim đực giao phối, nhưng chỉ dùng kê gần trong vài mươi phút một ngày rồi tách riêng ra ngay, cách này an toàn nhưng đạt đạt hiệu quả không tối đa
    + Cách thứ 2 (cầm tù, giam lỏng): cách này là tách chim ra một góc riêng biệt, có thể là gửi nhà khác không chơi chào mào, không cho chim nhìn thấy chim lạ hay chim nhà và không được nghe bất kỳ một tiếng chào mào nào khác, giống như giam lỏng, chỉ cho tắm và phơi nắng gắt , cách này giống như làm cho chim bực tức, khi đó ép lên giàn chim sẽ chơi căng hơn nhiều, cách này cũng an toàn hiệu quả tương đối, tách trước 1 tháng trước khi thi.
    + Cách thứ 3 (ép nhiệt): dùng trong thời điểm trời u ám làm chim không căng lửa, ép nhiệt có thể thay cho tắm nắng hàng ngày (tắm nắng nhiều làm cho chim căng lửa nhanh). Cần hạ lồng chim xuống đất phủ áo lồng để hở 1/3 để tạo khoảng thoáng, dùng máy sấy tóc hoặc máy sấy loại khác sấy bên ngoài áo lồng sao cho áo lồng ấm lên nhưng không quá nóng, có thể để xa, khoảng cách mở của áo lồng bạn có thể để cây đèn dùng trong bể cá loại đèn atman trắng thủy sinh, để chim phơi đèn thay cho nắng, dùng trong 3 – 5 ngày liên tục, mỗi lần dùng 1 – 2 tiếng. Cách này hiệu quả nhưng không an toàn, nếu không có khoảng cách an toàn dễ làm chim bị hoảng.
    + Cách thứ 4 (kích công bằng chim bổi): cách này hiệu quả nhưng tần nhẫn quá. Khi chim đang trong thời gian xung mãn, trước thi vài ngày bạn mua chim bổi ngoài chợ về buộc chân buộc cánh rồi thả vào lồng cho chim đấu vày vò, mỗi ngày một con, làm trong khoảng vài ngày, chim sẽ bị kích thích mạnh (nhưng quá tàn nhẫn, như thế thì coi như chim bổi chết chắc.
    + Cách thứ 5 (kích bằng cám và mồi tươi): Cách này hơi phức tạp nhưng hiệu quả cao và nguy hiểm cũng khôn lường. Nắm các cách kích công trong tay nếu không biết hạ công thì không nên thử.
    - Trước đây nhiều người nghĩ cho chào mào ăn cám Boy dành cho khuyên là kích nhưng hoàn toàn nhầm, vì thể lực và trạng thái của 2 loại khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nhưng không hoàn toàn, ví như cho một cậu bé ăn thật no rồi đem khẩu phần ăn đó cho một người lớn thì khồng bao giờ người lớn no được.
    - Trong thời gian nuôi bạn đang dùng cám thường (tức là cám nhạt) hàm lượng cám không nóng và cay để giữ chim nuôi bền, nhưng đến khi đi thi thành phần cám thay đổi một chút, về hàm lượng thì vẫn giữ nguyên như lúc đầu chỉ tăng thêm một lượng nhỏ sâu khô và cào cào khô vào cám, nếu ổn cho thêm chuôi khô (loại này bán nhiều ở siêu thị). Trong cám bắt đầu cho thêm kỳ tử và ớt chỉ thiên, 2 loại này nóng nên cho lượng ít. Ví dụ: lượng cám dùng để điều trong một tháng thì chỉ nên cho thêm 20 quả kỷ tử và 3 quả ớt chỉ thiên. Cám chỉ dùng trong một tháng trước khi thi thôi qua ngày đó nếu không ăn hết thì đổ bỏ.
    - Sâu rượu: là loại sâu kích thích mạnh có dạng nhỏ như hạt cám khuyên thôi, sâu này dùng trước khi thi 3 ngày mỗi lần chỉ cho một đầu ngón út thôi, không nên lạm dụng quá.
    - Hoa quả: Hoa quả dùng để kích nên dùng ớt và táo tầu. ớt có thể dùng ớt ngọt và ớt chỉ thiên , cho ăn bình thường như các loại khác, qua ngày lại thay mới.
    (Còn về phần cách làm cám kích mình không muốn đề cập ở đây)
    - Trên là vài cách đơn giản và dễ làm nhất bạn có thể tham khảo qua để chọn xem, không thể dùng cả 5 cách cho một chú chim được, phải lựa theo thể lực độ căng đến đâu để kết hợp dùng công cho hợp lý, đến mức nào là đủ … Phải chơi mới biết được, viết không thể diễn tả hết, dùng công chỉ dùng cho những chú thay lông hoàn chỉnh và chưa căng lửa, chim đã đạt đến độ rồi thì không cần thiết nữa, nhưng quan trọng nhất vẫn là tố chất chú chim đấu của bạn, có tố chất tốt thì không cần công nó vẫn là chim hay và bền, không nên lạm dụng quá mấy cách ép công này.
    * Lưu ý: nếu không dùng thì vẫn là tốt nhất vì phong độ chỉ là nhất thời thôi.
    Thân!
    #59
    khanhdan thích bài này.
  11. khanhdan
    Thành viên chính thức Tham gia: 01/11/2012 Bài viết: 1.749 Điện thoại: 0915912121
    Thật sự rất cảm ơn bác, một người rất am hiểu về chào mào và chia sẽ nhưng kinh nghiệm của mình cho người khác. Đọc xong bài của bác thật sự e rút ra được rất nhiều điều về cách chăm chào mào. Càng đọc càng thấy mình kém hiểu biết quá, rất mong sẽ kiếm được một e chim hay để đến giao lưu học hỏi ở bác và các anh, em chơi chào mào khác
    #60
Từ khóa: TUNGBILI, tungbili
backtop